This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Những điều ít biết về bệnh tự kỷ

Dưới đây là những điều bạn có thể không biết về rối loạn tự kỷ ở trẻ em.

Có thể chẩn đoán bệnh từ rất sớm

Hầu hết các chẩn đoán xảy ra ở 24 tháng hoặc lớn hơn, lúc đó chẩn đoán được xem là rất đáng tin cậy, thế nhưng rối loạn này có thể được phát hiện sớm hơn khi trẻ dưới 18 tháng tuổi. Không có xét nghiệm y khoa hoặc xét nghiệm máu cho chứng tự kỷ, vì vậy, các bác sĩ thường đánh giá hành vi của trẻ thông qua sàng lọc phát triển và sau đó là đánh giá chẩn đoán toàn diện, bao gồm các xét nghiệm thính giác, thị lực và thần kinh. Bác sĩ cũng có thể đề nghị trẻ được thăm khám bởi một chuyên gia nhi khoa khác để hỗ trợ cho chẩn đoán chứng tự kỷ.

Có rất nhiều triệu chứng

Triệu chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD) có thể khác nhau (từ nhẹ đến nặng) tùy thuộc vào từng cá nhân.Tuy nhiên, các triệu chứng của rối loạn này nói chung có khuynh hướng liên quan đến kỹ năng giao tiếp và hành vi xã hội, như cực kỳ lén lút, không muốn chơi với các trẻ khác hoặc không liên lạc bằng mắt. Trẻ có rối loạn phổ tự kỷ có thể lặp lại các hành vi nhất định (như vỗ tay) nhiều lần hoặc chúng có thể bị ám ảnh bởi một đồ chơi đặc biệt. Thiếu kỹ năng nói là một trong những triệu chứng nổi bật nhất (20 - 30% người có ASD được ước tính là không nói), nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Một gợi ý cho cha mẹ để nhận diện sớm trẻ tự kỷ là trẻ rất nhạy cảm với tiếng ồn, thể hiện cơn cáu giận một cách dữ dội, không trả lời, không bị “hấp dẫn” bởi các vật thể thú vị trước 18 tháng.

Những điều ít biết về bệnh tự kỷ

Trẻ mắc tự kỷ thường dễ mắc thêm bệnh lý khác.

Tỷ lệ dường như đang tăng lên

Số liệu thống kê về chứng tự kỷ có thể thay đổi nhưng Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) ước tính khoảng 1 trong số 68 trẻ em ở Hoa Kỳ mắc chứng rối loạn tự kỷ trong giai đoạn 2000-2010 so với 1 trong 150 trường hợp vào năm 2000. Nguyên nhân được đưa ra có thể là do sự gia tăng nhận thức chung của tất cả mọi người về bệnh lý này đối với cuộc sống của đứa trẻ và cũng có thể do tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đang thay đổi dẫn đến nhiều trẻ được xác định bệnh hơn.

Trẻ trai có nhiều khả năng mắc bệnh hơn

Các rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ trai được chẩn đoán cao gấp 4,5 lần so với trẻ gái. Nguyên nhân được cho là trẻ gái ít được quan tâm đến vấn đề này hơn so với trẻ trai. Khi một trẻ gái nhút nhát, không nói chuyện hay chỉ thích chơi một mình thì người ta thường cho rằng đó là tính cách của con gái nên sẽ không có vấn đề gì. Nhưng đối với trẻ trai, dường như mọi người có quan niệm rằng chúng thường nghịch ngợm, chạy nhảy, chơi với bạn bè nên khi thấy trẻ không muốn chơi với bạn bè của mình thì lập tức được chú ý đúng mức với các chẩn đoán của bác sĩ.

Tự kỷ có thể bắt đầu trước khi sinh

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra chứng tự kỷ. Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng sự kết hợp các yếu tố di truyền và môi trường làm tăng nguy cơ phát triển chứng rối loạn phổ tự kỷ nhưng vẫn còn nhiều điều chưa biết. Gần đây, đã có bằng chứng mới cho thấy trẻ em có thể bắt đầu phát triển chứng tự kỷ trước khi chúng được sinh ra dựa vào sự phát triển các tế bào não. Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến trẻ mắc tự kỷ có thể dự đoán trước khi sinh như người mẹ dùng thuốc điều trị động kinh trong thời kỳ mang thai, người mẹ lớn tuổi hay có anh chị em ruột bị chứng tự kỷ.

Trẻ tự kỷ có nhiều khả năng mắc các bệnh khác

Khoảng 2% người mắc chứng ASD có triệu chứng nhiễm sắc thể X dễ gãy (hội chứng Fragile X) gây tình trạng khuyết tật trí tuệ. Ngoài ra, khoảng 39% người tự kỷ mắc chứng động kinh khi họ trưởng thành. Hơn nữa, những người có ASD cũng có thể dễ bị lo lắng, tăng động giảm chú ý (ADHD), trầm cảm, các vấn đề về ngủ, dị ứng và các vấn đề về dạ dày.

Vắc-xin không gây ra chứng tự kỷ

Sở dĩ có nghi vấn vắc-xin gây ra chứng tự kỷ là từ một nghiên cứu nhỏ năm 1998 tại Mỹ tuyên bố tìm thấy mối liên quan giữa vắc-xin phòng sởi, quai bị và chứng tự kỷ nhưng nghiên cứu này đã bị coi là thiếu sót và tạp chí xuất bản nghiên cứu này cũng đã thu hồi lại nó. Bên cạnh đó, thimerosal - một thành phần vắc-xin khác cũng đã từng được coi là nguyên nhân làm tăng nguy cơ tự kỷ cũng không liên quan đến ASD và từ năm 2001, thành phần này đã không có trong vắc-xin nữa. Và nghiên cứu tiếp theo đã liên tục khẳng định vắc-xin an toàn và không có mối liên hệ giữa tiêm chủng cho trẻ em và chứng tự kỷ.

Can thiệp sớm là chìa khóa

Không có phương pháp chữa bệnh tự kỷ nhưng sự can thiệp sớm có thể giúp trẻ em tự kỷ phát triển mạnh. Ứng dụng phân tích hành vi (ABA) và nghề nghiệp, ngôn từ và các liệu pháp vật lý thường được sử dụng. ABA có thể được áp dụng nhiều nhất do nó hoạt động bằng cách xác định các lý do tại sao trẻ em bị tự kỷ thường có những hành động bất thường, chẳng hạn như sự giận dữ và vẫy tay thường bị kích hoạt bởi sự thất vọng của việc không thể diễn tả rằng mình đang đói. Việc trẻ càng sớm được chẩn đoán và chữa trị tự kỷ càng có nhiều lợi thế khi giao tiếp và kỹ năng xã hội. Ngoài ra, cũng có những loại thuốc giúp quản lý một số triệu chứng của ASD như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh hoặc thuốc tăng cường sự tập trung.

Khánh Xuân

((Theo health.com))

Vì sao mùa hè vẫn cần uống nước ấm?

- Khi uống đồ uống lạnh, cơ thể bạn phải tập trung điều tiết nhiệt độ. Điều này sẽ làm chậm quá trình hấp thu chất dinh dưỡng.

- Ngoài ra, hàm lượng chất béo trong những thực phẩm bạn ăn có thể được cứng hóa khi bạn dùng nước có đá trong bữa ăn. Vì vậy, nó có thể làm chậm quá trình tiêu hóa mỡ.

- Đồ uống lạnh có xu hướng làm co các mạch máu. Trên thực tế, quá trình tiêu hóa sẽ bị chậm lại và cơ thể không được hydrat hóa thích hợp với nước lạnh.

Vi-sao-mua-he-van-can-uong-nuoc-am

- Bạn có thể bị lạnh sau khi uống nước lạnh. Nước lạnh làm cho hệ miễn dịch của bạn yếu đi vì nhiều chất nhầy được tạo ra trong cơ thể nếu bạn uống nước đá sau một bữa ăn no.

- Cơ thể sẽ được thải độc tốt hơn với nước ấm. Nước ấm tốt cho thận, máu và làn da của bạn.

- Khi bạn uống nước ấm, thực phẩm sẽ được tiêu hóa dễ dàng. Vì vậy cơ thể sẽ đủ nước.

- Nhu động ruột có xu hướng tốt hơn với nước ấm. Uống nước chanh ấm buổi sáng là một thói quen tốt bạn nên duy trì.

BS. Tuyết Mai/Univadis

(theo Boldsky)

Cắt amidan có hết viêm họng không?

Trần Thị Nhung(Thanh Hóa)

Nhiều người bị viêm họng thường sưng amidan. Nhưng không phải hễ viêm họng là sưng amidan. Chẳng hạn các trường hợp viêm họng mà không có sưng amidan như: viêm họng do cảm lạnh, do dị ứng với thời tiết, viêm họng trong bệnh cúm. Amidan là tổ chức lympho ở vùng hầu họng, nằm ở hai bên lưỡi gà. Người ta cắt amidan trong các trường hợp: bị viêm amidan nhiều lần hay tái phát, amidan quá to ảnh hưởng đến thở và nuốt, amidan là ổ nhiễm khuẩn. Viêm họng là do nhiễm khuẩn bởi các loại vi khuẩn thường gặp như: liên cầu, tụ cầu, nấm… không liên quan đến tuyến amidan.

Nên dù có cắt amidan hay không thì bệnh viêm họng vẫn có thể xảy ra. Việc điều trị viêm họng do nhiễm khuẩn cần dùng kháng sinh thích hợp, kết hợp các thuốc chữa triệu chứng như thuốc hạ nhiệt giảm đau chống viêm, thuốc ho, thuốc giảm tiết đờm, mà không cần phải cắt amidan. Do đó lần sau con bạn bị viêm họng, bạn nên đưa cháu đi khám ở bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng. Nếu cần cắt amidan thì bác sĩ sẽ chỉ định cắt cho cháu. Hiện nay đã sang mùa đông, bạn cần cho con mặc ấm và luôn giữ ấm vùng cổ để tránh bị viêm họng.

BS. Nguyễn Thị Loan

Biểu hiện khi mắc cúm

Phạm Thị Thuý(phamthuy@gmail.com)

Trên lâm sàng bệnh cúm biểu hiện ở mỗi người có khác nhau. Một số thể nhẹ có thể không rõ triệu chứng hoặc giống cảm lạnh chỉ có hắt hơi, sổ mũi, ho, nhưng có thể gặp thể nặng, rất nặng do biến chứng hô hấp, tim mạch, thần kinh. Thể thường gặp là sau thời gian nung bệnh ngắn, khoảng một ngày, bệnh khởi phát rất đột ngột: sốt, rét run nhiều lần trong ngày, thân nhiệt tăng lên 39-400 ngay ngày đầu, kéo dài 3-5 ngày kèm theo là mệt mỏi, đau nhức toàn thân, đầu đau như búa bổ, đau các cơ xương khớp, chân tay rã rời, da khô nóng, mặt bừng bừng, mắt chói, chảy nước mắt, sổ mũi, ngạt mũi, đau rát họng, có khi ho tức ngực, khạc đờm hoặc chảy máu cam, miệng đắng, buồn nôn, táo bón. Sau đó nhiệt độ giảm dần, các triệu chứng toàn thân giảm dần trong 5-7 ngày. Về điều trị: vì cúm là do virut do vậy hiện nay không có thuốc điều trị đặc hiệu mà chủ yếu điều trị triệu chứng bằng các thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc chống ngạt mũi, thuốc chống dị ứng để giảm ho và giảm tiết chất nhày, thuốc xịt mũi co mạch để dễ thở. Thời gian trung bình các kháng thể tiêu diệt hoàn toàn virut cúm thường kéo dài hàng tuần có khi hơn. Do đó, người mắc cúm chỉ khỏi hoàn toàn sau khoảng 10 -14 ngày, có khi cảm giác khó chịu kéo dài hàng tháng. Do vậy khi có triệu chứng nghi cúm cần đi khám sớm để xác định bệnh và được hướng dẫn điều trị phù hợp thì bệnh mới nhanh khỏi.

BS. Vũ Lan Anh

Thoái hóa khớp hay viêm khớp dạng thấp?

Mai Thị Thanh (maithanh@gmail.com)

Thoái hóa khớp là tình trạng phá hủy sụn khớp có biểu hiện đặc trưng là sự hình thành các gai xương do hiện tượng hao mòn xương gây ra. Thoái hóa khớp chỉ ảnh hưởng đơn thuần đến khớp và có thể ảnh hưởng đến nhiều khớp khác nhau như bàn tay, khớp gối, khớp cột sống và khớp háng. Ngoài gây đau và cứng khớp, thoái hóa khớp còn làm hạn chế vận động. Trong khi đó viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn. Hiểu đơn giản là hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công chính các tế bào khỏe mạnh của cơ thể, là một dạng viêm khớp mạn tính trong đó lớp bao hoạt dịch của khớp bị viêm. Bao hoạt dịch đóng vai trò như một cái bao để bảo vệ khớp. Các tế bào của bao hoạt dịch cũng sản xuất các chất giúp bôi trơn khớp. Khi mà bao hoạt dịch này bị viêm, nó sẽ dày lên và căng đầy dịch. Điều này làm cho khớp bị sưng lên và có thể gây đau, cứng khớp, thậm chí có thể mất hoàn toàn vận động khớp. Viêm khớp dạng thấp cũng có thể ảnh hưởng đến các phần khác của cơ thể ngoài khớp, chẳng hạn như: da, các dây thần kinh, gân, cơ, mắt, tim, thận và phổi. Những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp cũng có thể biểu hiện triệu chứng mệt mỏi. Xét nghiệm máu có thể giúp loại trừ viêm khớp dạng thấp, và chụp Xquang có thể giúp đánh giá được mức độ tổn thương do thoái hóa khớp. Vì vậy, để biết bị thoái hóa khớp hay viêm khớp dạng thấp, bác cần khám tại chuyên khoa xương khớp.

BS. Đinh Thị Thanh

Ung thư phụ khoa không phải là “án tử” nếu phụ nữ làm điều này sớm hơn

Vốn là một người phụ nữ tự tin, năng động, chị N. đang có cuộc sống viên mãn bên người chồng và 2 đứa con nhỏ. Hạnh phúc ấy ngỡ như sẽ kéo dài bất tận nếu như không có biến cố ngày hôm nay – là kết quả của sự chủ quan, thờ ơ với chính sức khỏe của mình. Khi mà cách đây gần 1 năm, chị bắt đầu thấy ngực mình bị lệch bất thường, thỉnh thoảng sờ thấy có những u cục. Cứ nghĩ đây chỉ là những biểu hiện bình thường của phụ nữ đến kỳ kinh nên không quá chú tâm để ý. Nhưng rồi hiện tượng này xuất hiện ngay cả những khi không đến tháng khiến chị không chịu được nữa mới đi viện khám. Cầm kết quả xét nghiệm trên tay, chị không tin vào tai mình khi bác sĩ kết luận chị bị ung thư vú ở giai đoạn muộn, phải cắt bỏ một bên ngực, kết quả điều trị chưa dám chắc điều gì.

Tầm soát ung thư vú sớm làm tăng cơ hội điều trị và giảm nguy cơ tử vong cho người bệnh

Mọi chuyện quá bàng hoàng, chị đã mơ hồ nghĩ đến những điều khủng khiếp mà mình và gia đình sẽ phải đối mặt. Giá như chị quan tâm đến mình hơn, đi khám sớm hơn thì có khi không phải cắt bỏ ngực, cũng như không nguy hiểm đến mạng sống. Trường hợp của chị D.P.N chỉ là một trong số rất nhiều phụ nữ đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn và nhận tin “sét đánh”. Thực tế, đã có rất nhiều chị em gặp tình trạng tương tự như chị D.P.N khi chủ quan không thăm khám định kỳ, khám tầm soát ung thư phụ khoa để bệnh phát triển đến giai đoạn cuối và phải đối mặt nguy cơ tử vong khi phát hiện bệnh muộn. Bác sĩ Nguyễn Thị Bích Ngọc, khoa Sản- Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn cho biết: “Thời gian công tác tại khoa sản, tôi đã chứng kiến sự đau khổ của không biết bao nhiêu chị em khi được chuẩn đoán ung thư. Gần đây nhất cũng có một bệnh nhân nữ khoảng 40 tuổi. Chị này vốn làm nông nghiệp nên rất hiếm khi chị đi kiểm tra sức khỏe định kỳ mà hàng ngày chỉ biết đến những công việc đồng áng, chăm sóc con và gia đình. Thời gian gần đây chị thấy kinh nguyệt không đều, thường xuyên ra nhiều khí hư và đặc biệt ra máu sau quan hệ. Thấy hiện tượng kéo dài và xuất hiện thường xuyên chị mới đi viện khám và được kết luận bị ung thư cổ tử cung cần được tiếp nhận điều trị sớm.

Mỗi phụ nữ cần nhận biết dấu hiệu sớm và khám sàng lọc ung thư định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh tốt hơn

Điều đáng tiếc là các bệnh ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi với tỉ lệ thành công cao nhưng rất nhiều bệnh nhân chủ quan, coi thường sức khỏe của chính mình nên khi đến đây đều đã ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị và cơ hội sống của người bệnh giảm đi rất nhiều”. Cũng theo bác sĩ Nguyễn Thị Bích Ngọc, ung thư phụ khoa ở giai đoạn đầu hoặc có những tổn thương về tiền ung thư thì thường không có hay có ít các triệu chứng đặc hiệu. Dấu hiệu ung thư phụ khoa chỉ xuất hiện rõ ràng khi các tế bào ác tính phát triển nhanh và xâm lấn vào các tổ chức lân cận. Do vậy, có triệu chứng mới đi khám không phải là cách tốt nhất để điều trị hiệu quả. Tất cả những phụ nữ đã có quan hệ tình dục, đã sinh con nên tầm soát ung thư định kỳ trước khi có bất kỳ triệu chứng nào, nhờ đó bệnh có thể phát hiện rất sớm và chữa khỏi hoàn toàn. Nhằm khuyến khích chị em phụ nữ tầm soát ung thư, bảo vệ sức khỏe, Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn đã xây dựng và triển khai dịch vụ tầm soát ung thư vú và ung thư cổ tử cung cùng danh mục khám chi tiết, rõ ràng. Với mong muốn chia sẻ gánh nặng về kinh tế cho chị em phụ nữ có nhu cầu khám và tầm soát ung thư, bệnh viện thực hiện ưu đãi giảm 20% tất cả các dịch vụ tầm soát cho chị em trong tháng 3. Để biết thông tin chi tiết các dịch vụ tầm soát ung thư phụ khoa, xem tại đây hoặc gọi đến tổng đài 1900 59 98 58

Ai đủ tiêu chuẩn hiến máu?

Sau khi hiến máu cần phải làm gì?

Trần Vũ (Lạng Sơn)

Máu của chúng ta có nhiều thành phần, mỗi thành phần chỉ có thời gian sống nhất định và luôn luôn được đổi mới, vì thế, việc hiến máu khoa học sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe. Theo quy chế truyền máu, mỗi lần hiến không quá 9ml/kg cân nặng. Như vậy, người từ 45kg có thể hiến từ trên 350ml máu mỗi lần mà không ảnh hưởng tới sức khỏe. Việc hiến máu với lượng như thế nào là tùy vào cân nặng và lượng huyết sắc tố của người hiến máu, bác sĩ sẽ quyết định mỗi người hiến được lượng máu bao nhiêu là phù hợp, có thể xê dịch từ 250ml, 350ml hoặc 450ml... Với người hiến máu nhắc lại, phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa hai lần cho máu là 84 ngày. Do lượng máu trong cơ thể mỗi người khoảng từ 70 - 77ml/kg cân nặng, mỗi lần hiến máu lại không quá 9ml/kg cân nặng, nên chúng ta có thể hiến máu nhiều lần mà sức khỏe vẫn hoàn toàn tốt.

Tuy nhiên, để bảo đảm sức khỏe khi hiến máu, người tình nguyện không nên thức khuya, ăn nhẹ, không nên uống rượu, bia trước khi hiến máu. Sau khi hiến máu, không nên uống rượu, bia trong ngày đầu sau khi hiến máu. Trong 2 - 3 ngày sau đó nên sinh hoạt nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường, tránh các hoạt động gắng sức, các trò chơi mang tính đối kháng đòi hỏi tốn nhiều thể lực như: đá bóng, tập tạ, không leo trèo cao, không thức quá khuya, không uống rượu bia. Nên tăng cường sử dụng các chất dinh dưỡng bổ máu như: thịt, gan, trứng, sữa; dùng thêm các thuốc bổ máu nếu có thể.

BS. Phạm Thu Thủy

Quả xoài hạ glucose máu, phòng bệnh đái tháo đường

Xoài có thể điều chỉnh lượng đường trong máu

Thật vậy, quả xoài có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và hạn chế tình trạng viêm ở những người béo phì. Theo kết quả của một nghiên cứu mới đây trình bày tại Liên đoàn các Hội Sinh học thực nghiệm Mỹ ở Boston, Khoảng 80% những người bị bệnh đái tháo đường týp 2 là thừa cân hoặc béo phì.

Trong các nghiên cứu trước đó, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy rằng tiêu thụ xoài có tác động tích cực đến mức độ đường trong máu ở chuột. Để đánh giá hiệu quả ở người, họ đã nghiên cứu trên 20 người lớn béo phì - 11 nam và 9 nữ - ăn 10 gram xoài đông khô (tương đương với khoảng 100 gram xoài tươi) mỗi ngày trong 12 tuần. Vào cuối giai đoạn nghiên cứu, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nồng độ đường trong máu của người tham gia đã giảm đáng kể so với lúc bắt đầu nghiên cứu. Các nhà khoa học lưu ý rằng cần nghiên cứu thêm là cần thiết để đánh giá ảnh hưởng của việc ăn xoài đối với sức khỏe con người.

qua xoai, qua xoai ha glucose mau phong benh dai thao duong

Ngoài tác dụng có lợi tiềm năng của chúng lên nồng độ glucose máu, xoài cũng là nguồn cung cấp vitamin A, C và B6, cũng như chất xơ. Nghiên cứu riêng biệt cũng chỉ ra rằng chất polyphenols (một loại chất chống oxy hóa) được tìm thấy trong xoài tươi có thể hạn chế tình trạng viêm trong các tế bào vú ung thư và không phải ung thư.

Quả xoài hữu ích trong phòng chống bệnh đái tháo đường

Xoài gần đây đã được xác định là một loại thực phẩm đặc biệt hữu ích khi nói đến cuộc chiến chống lại bệnh đái tháo đường.

Mặc dù thực tế rằng xoài chứa nhiều đường tự nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trái cây là thực sự rất tốt cho việc quản lý lượng đường trong máu của cơ thể. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý số lượng các loại trái cây nên được tiêu thụ. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên tiêu thụ không quá 120 gram hàng ngày.

Một trong những lý do mà xoài được coi là tốt cho cơ thể là bởi vì họ có chỉ số đường huyết rất thấp. Việc tiêu thụ xoài khi bị bệnh đái tháo đường phụ thuộc vào mức độ đường trong máu của bạn trước khi bạn tiêu thụ trái cây. Điều quan trọng là tránh tiêu thụ xoài quá thường xuyên vì điều này có thể làm tăng lượng đường trong máu gây ra các triệu chứng không tốt. Nước trái cây xoài dùng cho bệnh nhân đái tháo đường cũng rất khuyến khích vì những hiệu ứng tích cực trên các động mạch - qua đó giúp cải thiện lưu thông máu trong cơ thể.

TS.BS. Lê Thanh Hải

(tham khảo Diabetes Self Management)

Ngứa có phải do gan trục trặc?

Nguyễn Hữu Tuân (Hà Nội)

Ngứa trên da có nhiều nguyên nhân, có khi chỉ đơn giản là do da bị khô. Tắm rửa nhiều chỉ làm tình trạng da khô tăng hơn. Ngứa da cũng có thể do nguyên nhân khác như dị ứng, các bệnh về da (eczema, vẩy nến, ghẻ,...), bệnh gan, suy thận, thiếu máu thiếu sắt, các vấn đề về tuyến giáp và ung thư, bao gồm bệnh bạch cầu và Lymphoma. Các bệnh như chứng đa xơ cứng, tiểu đường, dây thần kinh bị chèn ép và bệnh Zona (Herpes Zoster) cũng có thể gây ngứa. Một số thuốc điều trị như kháng sinh, thuốc chống nấm, giảm đau cũng có thể gây phản ứng phụ là ngứa...

Vì bạn không nói rõ ngứa da như thế nào, có tổn thương trên da hay không cùng những yếu tố sức khỏe khác nên khó có thể chẩn đoán.

Nếu bạn chỉ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và thường xuyên tắm để giảm cảm giác này mà không ngứa tới mức phải gãi, không có các tổn thương trên da thì có thể chỉ là da bạn quá khô. Nên thực hiện các biện pháp chăm sóc da, giữ ẩm cho da. Không nên tắm nước quá nóng. Sau khi tắm, sử dụng các loại sản phẩm giữ ẩm như kem dưỡng ẩm. Tình trạng này sẽ giảm và hết sau một thời gian chăm sóc da đúng cách.

Tuy nhiên, bạn cần chú ý, nếu da ngứa không giảm bớt sau 2 tuần tự chăm sóc tại nhà thì cần đi khám để xác định nguyên nhân. Lưu ý khi có các triệu chứng khác như: ngứa trên một khu vực nhỏ, kết hợp với các nốt đỏ hoặc ngứa kèm da khô, nứt nẻ, rỉ dịch, kết vẩy... Ngứa đến nỗi luôn tay gãi, gây xây xước nhiễm khuẩn trên da. Ngứa gây mất ngủ, ảnh hưởng tới sinh hoạt bình thường. Ngoài ra, cơ thể có các triệu chứng khác như mệt mỏi, chán ăn, vàng mắt, vàng da, sốt, giảm cân, nước tiểu bất thường về màu sắc...

BS. Lê Hoàng Bách

Rối loạn chức năng tiêu hóa ở trẻ và cách xử trí

Tại Phòng khám Nhi, Bệnh viện Bạch Mai theo dõi trên 23.700 trẻ em tuổi học đường thì có 2,2% trẻ bị đau bụng mạn tính, trong đó chủ yếu là đau bụng mạn tính chức năng. Do đó, việc theo dõi để phát hiện và xử trí là cần thiết giúp các bậc cha mẹ an tâm chăm sóc trẻ khi có những biểu hiện rối loạn chức năng tiêu hóa.

Rối loạn chức năng tiêu hóa (RLCNTH) ở trẻ em thường biểu hiện các triệu chứng ở dạ dày - ruột kéo dài hay mạn tính tùy theo lứa tuổi nhưng không có tổn thương thực thể do bệnh lý. RLCNTH thường biểu hiện các triệu chứng như: nôn trớ, táo bón, tiêu chảy, đau quặn bụng, đau bụng tái diễn, hội chứng ruột kích thích...

Trẻ bị táo bón cần bổ sung thêm thực phẩm giàu chất xơ.

Trẻ bị táo bón cần bổ sung thêm thực phẩm giàu chất xơ.

Các yếu tố liên quan đến RLCNTH

Stress: Stress có tác động trực tiếp tới hệ thần kinh não, ruột, thông tin từ ruột lên não và truyền thông tin từ não xuống ruột là cơ chế phát sinh RLCNTH. Các stress tâm lý như tức giận, sợ hãi, đau đớn đều liên quan đến rối loạn chức năng dạ dày - ruột.

Di truyền: Tiền sử gia đình có người bị RLCNTH như đau bụng tái diễn, hội chứng ruột kích thích... thì trẻ có nguy cơ cao bị các triệu chứng này.

Yếu tố tâm lý: Sự lo âu trầm cảm của trẻ cũng ảnh hưởng đến RLCNTH và RLCNTH càng kéo dài thì sự lo âu trầm cảm càng nặng hơn.

Thức ăn: Trẻ không dung nạp lactose, dị ứng protein sữa bò gây tiêu chảy, chế độ ăn ít chất xơ gây táo bón...

Thay đổi vi khuẩn ở ruột: Hội chứng ruột kích thích xảy ra sau khi sử dụng kháng sinh, sau các đợt tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn là do sự thay đổi vi khuẩn đường ruột.

Một số RLCNTH thường gặp và cách xử trí

Trớ trào ngược: Là tình trạng thức ăn trong dạ dày trào ngược lên thực quản rồi trào ra ngoài miệng. Số lần trớ trào ngược là từ 2 lần hay nhiều lần trong ngày, kéo dài trong 3 tuần hoặc lâu hơn. Trớ trào ngược thường xuất hiện ở trẻ khỏe mạnh từ 3 tuần đến 12 tháng tuổi. Hay gặp nhất là lứa tuổi từ 3-4 tháng và kết thúc khi trẻ hơn 1 tuổi.

Xử trí trớ trào ngược bằng cách: Nếu trẻ đang bú mẹ thì tăng số lần cho bú, chỉnh sửa tư thế cho bú và sau khi cho bú xong thì bế trẻ đầu cao khoảng 10-15 phút rồi mới đặt nằm. Nếu trẻ không có sữa mẹ thì sử dụng các sản phẩm sữa bò có chứa tinh bột để làm tăng độ đặc và sánh đặc trong môi trường acid dạ dày, có tác dụng hạn chế trào ngược. Khi trẻ bắt đầu ăn bổ sung (ăn thêm bột) tình trạng trớ trào ngược sẽ giảm dần. Cần lưu ý khi trẻ bị trớ trào ngược, cần đặt trẻ nằm nghiêng một bên để tránh sặc.

Lưu ý khi trẻ bị trớ trào ngược, cần đặt trẻ nằm nghiêng một bên để tránh sặc.

Lưu ý khi trẻ bị trớ trào ngược, cần đặt trẻ nằm nghiêng một bên để tránh sặc.

Táo bón chức năng: Táo bón là hiện tượng chậm thải phân ra ngoài. Phân thường rắn, khô. Số lần đi đại tiện 2 lần hay ít hơn trong 1 tuần. Táo bón hay gặp ở trẻ ăn sữa bò. Bà mẹ cho con bú bị táo bón thì con thường dễ bị táo bón. Một số trẻ do tâm lý hay thói quen nín nhịn đi ngoài, lười rặn làm cho phân ứ đọng ở trực tràng. Trẻ ít vận động, ngồi nhiều ảnh hưởng đến điều hòa nhu động ruột, mất phản xạ tống phân ra ngoài.

Xử trí bằng cách điều chỉnh chế độ ăn: Trẻ nuôi nhân tạo thì mẹ cần pha sữa đúng theo hướng dẫn, nếu cần thì thay đổi loại sữa khác phù hợp. Chế độ ăn của bà mẹ cho con bú cần bổ sung chất xơ, uống thêm nước để chống táo bón cho cả mẹ và con; sử dụng các thực phẩm có tính nhuận tràng (khoai lang, khoai sọ), các loại rau xanh (rau khoai lang, rau mồng tơi...), hoa quả chín (đu đủ, xoài, cam...); uống đủ nước; thay đổi hành vi, thói quen sinh hoạt: tập cho trẻ thói quen đi đại tiện hàng ngày. Trẻ nhỏ thì xi ỉa, đặt ngồi bô; hoạt động thể lực: thể dục thể thao, tập luyện đều đặn để tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn; xoa bụng để kích thích nhu động ruột cho trẻ. Xoa nhẹ nhàng vùng quanh rốn theo chiều kim đồng hồ mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 5-10 phút.

Đau quặn bụng: Thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tháng tuổi. Biểu hiện bằng triệu chứng thường quấy khóc (đã loại trừ bệnh lý khác). Cơn khóc kéo dài và lặp đi lặp lại, kéo dài hàng tuần, hàng tháng, sau đó giảm dần và kết thúc. Trong thời gian này trẻ vẫn ăn uống và phát triển bình thường. Tuy nhiên, trẻ quấy khóc kéo dài làm cho cha mẹ lo lắng, ảnh hưởng đến mối quan hệ mẹ con và gây căng thẳng giữa các thành viên trong gia đình.

Cách xử trí: Bế trẻ để bụng trẻ ép sát vào thành bụng mẹ. Xoa bụng trẻ. Điều quan trọng là mẹ cần bình tĩnh, dỗ trẻ, yêu thương trẻ nhiều hơn.

Lưu ý, khi xử trí các triệu chứng ở trẻ có RLCNTH, cần phải theo dõi vì một số rối loạn tiêu hóa chức năng có thể trở thành rối loạn tiêu hóa thực thể.

PGS.BS. Đào Ngọc Diễn

Trẻ dậy thì sớm

Bước vào tuổi dậy thì, một quá trình phức tạp được gọi là điều chỉnh trục dưới đồi-tuyến yên-sinh dục (HPG) sẽ xảy ra. Quá trình này bao gồm các bước sau:

Não bắt đầu quá trình: một phần của não gọi là vùng dưới đồi sản xuất gonadotropin-releasing hormon (Gn-RH).

Các hormon tuyến yên tiết ra thêm: Gn-RH chỉ huy tuyến yên - một tuyến hình nhỏ đậu của bộ não - tiết ra thêm hai kích thích tố: luteinizing hormon (LH) và hormon kích thích nang trứng (VSATTP).

Hormon sinh dục được sản xuất: LH và FSH làm cho buồng trứng sản xuất kích thích tố tham gia vào sự tăng trưởng và phát triển các đặc điểm tình dục nữ (estrogen) và tinh hoàn để sản xuất hormon chịu trách nhiệm cho sự tăng trưởng và phát triển các đặc điểm tình dục nam (testosteron). Các tuyến thượng thận cũng bắt đầu sản xuất estrogen và testosteron.

Thay đổi vật lý xảy ra: việc sản xuất estrogen và testosterone gây ra những thay đổi vật lý của tuổi dậy thì.

Cần phát hiện trẻ dậy thì sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Nguyên nhân gây dậy thì sớm

Tuổi dậy thì thường bắt đầu ở trẻ em gái ở độ tuổi từ 8 và 12 và ở các bé trai ở độ tuổi từ 9 và 14. Tuổi dậy thì sớm là tuổi dậy thì bắt đầu trước 8 tuổi (đối với bé gái) và trước 9 tuổi (đối với bé trai).

Phân loại dậy thì sớm người ta chia làm hai loại là dậy thì sớm trung ương (trung tâm) và ngoại vi.

Dậy thì sớm trung ương: là do nồng độ GnRH tăng cao từ sự hoạt động quá sớm của trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục. Trong trường hợp hiếm hoi, những điều sau đây có thể gây dậy thì sớm trung ương: khối u trong não hoặc tuỷ sống, viêm não hay viêm màng não; Bức xạ vào não hay cột sống; Sự tắc nghẽn gây thiếu máu cục bộ não, suy giáp (tuyến giáp không sản xuất đủ hormon). Các bệnh lý bẩm sinh của hệ thần kinh trung ương (não úng thuỷ, các kytse màng nhện, loạn sản vách-thị, harmatome...); Hội chứng McCune-Albright-Tăng sản thượng thận bẩm sinh (một nhóm các rối loạn di truyền liên quan đến sản xuất nội tiết tố bất thường của tuyến thượng thận)...

Ngoài ra, thể không hoàn toàn chỉ có một đặc tính sinh dục phụ xuất hiện như: tuyến vú phát triển đơn độc, hay lông mu phát triển sớm đơn độc, hoặc kinh nguyệt xuất hiện sớm đơn độc...

Dậy thì sớm ngoại vi: dậy thì sớm ngoại vi là ít phổ biến hơn so với dậy thì sớm trung ương. Nguyên nhân không phải do tăng nồng độ GnRH, mà các hormon steroids sinh dục tăng cao do bệnh lý tuyến sinh dục (buồng trứng, tinh hoàn) hay thượng thận, một số trường hợp đặc biệt có thể do bài tiết lạc chỗ các hormon hướng sinh dục, có thể do nguồn hormon ngoại sinh quá mức. Cả bé gái và bé trai bị dậy thì sớm ngoại vi có thể do: khối u ở tuyến thượng thận hoặc trong tuyến yên tiết ra estrogen hoặc là testosteron; hội chứng McCune-Albright; tiếp xúc với các nguồn bên ngoài của estrogen hay testosteron, chẳng hạn như các loại kem hoặc thuốc mỡ. Ở trẻ gái cũng có thể được kết hợp với: u nang buồng trứng, các khối u buồng trứng. Ở trẻ trai cũng có thể là do khối u trong các tế bào sản xuất tinh trùng (tế bào mầm), hoặc trong các tế bào mà sản xuất testosteron (tế bào Leydig). Ngoài ra, gene đột biến - một rối loạn hiếm gặp gọi là gonadotropin, là do một khiếm khuyết ở gen, có thể dẫn đến việc sản xuất ban đầu của testosteron ở các bé trai, thường là ở độ tuổi từ 1 đến 4.

Các yếu tố khởi phát dậy thì sớm

Một trong những yếu tố làm khởi phát sự bài tiết LH- RH là gene KiSS -1 hay còn được gọi là gene GPR54. KiSS-1 xuất hiện đầu tiên ở vùng dưới đồi. KiSS-1 mã tổng hợp hormon kissepeptin, hormon này liên kết tự nhiên với thụ thể GPR54 (G Protein-Coupled Receptor- thụ thể kết hợp với protein G). GPR54- xuất hiện đầu tiên ở não, tuyến yên, bánh nhau. Ngày nay, hormon Kisspeptin được xác định là yếu tố di truyền khởi động hiện tượng dậy thì do làm tăng tiết hormon LHRH, làm khởi phát quá trình dậy thì. Một số trường hợp dậy thì có thể do các tín hiệu nguồn gốc ngoại vi như leptine, ghreline, IGF-1, insuline và các steroid sinh dục. Vai trò của leptin với khởi phát dậy thì ngày càng xác định, những người thiếu leptin gây dậy thì muộn.

Trẻ dậy thì sớm ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Ảnh hưởng về tâm lý: trẻ dậy thì sớm có những dấu hiệu phát triển sinh lý trước tuổi. Những thay đổi trên cơ thể của trẻ dậy thì sớm khác với những trẻ cùng trang lứa sinh ra những vấn đề tâm lý làm cho trẻ ngại ngùng, dễ làm cho trẻ có tâm lý tự ti và để lại di chứng cho trẻ sau khi trưởng thành.

Chiều cao hạn chế: ảnh hưởng rõ nhất của trẻ dậy thì sớm là phát triển tăng nhanh theo tuổi xương, làm cho trẻ nhìn cao hơn so với các bạn cùng lớp. Tuy nhiên, trẻ dậy thì sớm sẽ làm cho đầu xương đóng khép sớm, rút ngắn thời kỳ sinh trưởng, từ đó ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ khi trưởng thành.

Ham muốn tình dục trước tuổi: sự phát triển tâm lý dậy thì quá sớm dẫn đến những hành động ham muốn về sinh lý trước tuổi. Do suy nghĩ còn nông nổi, tuổi đời còn nhỏ, khả năng tự khống chế kém nên không thể tránh khỏi những cạm bẫy xã hội, từ đó dẫn đến mang thai hoặc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Hội chứng buồng trứng đa nang: chu kỳ kinh nguyệt trước khi 8 tuổi có nguy cơ phát triển chứng rối loạn nội tiết tố sau này ở tuổi dậy thì gây buồng trứng đa nang.

Làm gì khi trẻ dậy thì sớm?

Nếu nghi ngờ trẻ dậy thì sớm, cần đến khám bác sĩ chuyên khoa nội tiết ở trẻ em (nội tiết nhi khoa). Để chẩn đoán xác định cần làm một số xét nhiệm cận lâm sàng. X - quang bàn tay và cổ tay cũng rất quan trọng, cho thấy nếu các xương đang phát triển quá nhanh; xét nghiệm máu sau tiêm St-RH hormon. Ở trẻ em với dậy thì sớm trung tâm, tiêm Gn-RH và mức hormon LH, hormon kích thích nang trứng tăng. Ở trẻ em với dậy thì sớm ngoại vi, mức độ hormon LH và FSH giữ nguyên. Chụp cộng hưởng từ (MRI) cho trẻ em có dậy thì sớm trung tâm để xem có bất kỳ bất thường của não gây ra sự bắt đầu vào đầu của tuổi dậy thì. Kiểm tra tuyến giáp nếu cho thấy bất kỳ dấu hiệu của suy giáp (chẳng hạn như mệt mỏi, trì trệ, tăng độ nhạy để táo bón, cảm lạnh, giảm hiệu suất hoạt động trường học hoặc khô da nhợt nhạt); có thể làm siêu âm vùng chậu để kiểm tra u nang buồng trứng...

Các phương pháp điều trị dậy thì sớm

Hiện nay, những tiến bộ của y học cho phép việc điều trị dậy thì sớm cho kết quả khả quan. Điều trị dậy thì sớm phụ thuộc vào nguyên nhân.

Điều trị nội khoa: hầu hết trẻ em bị dậy thì sớm trung tâm, có thể điều trị hiệu quả bằng thuốc. Điều trị này, được gọi là điều trị St-RH, thường bao gồm một mũi tiêm thuốc hàng tháng, như leuprolide, dừng trục HPG và chậm phát triển hơn nữa. Đứa trẻ tiếp tục nhận được thuốc này cho đến khi đến tuổi bình thường của tuổi dậy thì. Một khi dừng thuốc, quá trình dậy thì bắt đầu lại.

Phẫu thuật can thiệp: nếu bệnh do khối u, u nang buồng trứng tuyến thượng thận... gây nên thì phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ. Sau phẫu thuật, trẻ cần được kiểm tra định kỳ ở bệnh viện để xem xét kết quả. Nếu u nằm trong não, việc quyết định phẫu thuật phải được sự đồng ý của bác sĩ ngoại khoa thần kinh.

Phòng ngừa thế nào?

Một số các yếu tố nguy cơ dậy thì sớm, chẳng hạn như giới tính và chủng tộc, không thể tránh khỏi. Nhưng, có những điều có thể làm để giảm nguy cơ của trẻ phát triển dậy thì sớm, bao gồm:

Dinh dưỡng hợp lý: Tăng cường rau củ quả cho trẻ trong bữa ăn hằng ngày, đảm bảo lượng đạm đầy đủ, không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, xúc xích, bơ...; không tẩm bổ quá mức, hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, đồ chiên rán... chứa nhiều chất béo khiến trẻ thừa dinh dưỡng. Chú ý lựa chọn thực phẩm an toàn, tránh mua thực phẩm trôi nổi không uy tín, không rõ nguồn gốc, thực phẩm chứa hormon tăng trưởng sẽ ảnh hưởng tới dậy thì sớm.

Khuyến khích trẻ năng vận động: vận động sẽ giúp trẻ tiêu hao năng lượng như các môn bơi, nhảy dây, đá bóng, đá cầu...

BS. Hoàng Thị Yến Loan

Trẻ sơ sinh vàng da, khi nào là nguy hiểm?

Nguyễn Thị Lan Anh (nguyenlan@gmail.com)

Vàng da có vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Vàng da sinh lý là vàng da mức độ nhẹ xuất hiện vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 và thường biến mất từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7 và ở trẻ sinh non thì chậm hơn và kéo dài hơn. Thường thì người ta chỉ xác định vàng da sinh lý bằng cách loại trừ các nguyên nhân đã biết gây vàng da dựa vào cách xuất hiện triệu chứng và xét nghiệm cận lâm sàng.

Trẻ bú mẹ hoàn toàn không bị thiếu máu, nhiễm khuẩn, phân nước tiểu bình thường, vàng da nhẹ kéo dài có thể nghĩ đến vàng da do sữa mẹ. Nguyên nhân do một chất nội tiết tố của mẹ truyền qua sữa, thường gặp 10% bà mẹ cho con bú, 70% bà mẹ có con sinh lần đầu bú mẹ bị vàng da. Vàng da do sữa mẹ thường xuất hiện từ ngày thứ 5 sau sinh, nhưng cũng có thể xảy ra sau vàng da sinh lý. Vàng da kéo dài khoảng 4-6 tuần nhưng không ảnh hưởng đến phát triển tinh thần và vận động của trẻ. Trẻ vẫn ăn ngủ bình thường, thể trạng tốt, đại tiện phân vàng, nước tiểu trong, gan lách không to. Sau 4-6 tuần trẻ sẽ hết vàng do sự cân bằng nội tiết của mẹ. Tuy nhiên cần phân biệt vàng da bệnh lý: nếu vàng da xuất hiện ngay trong 24 giờ đầu sau sinh; vàng da vẫn tồn tại sau 1 tuần kèm theo trẻ ngủ lịm, bú kém... thì nhất thiết cần đưa trẻ đi khám.

BS. Kim Oanh

Giật, máy mắt: Cách nào loại bỏ?

Lê Hồng Anh (Hà Nội)

Máy mắt là những co thắt, có khi là những chuyển động tương đối nhẹ nhàng, không cố ý (vô thức) của mi trên hoặc mi dưới. Nó có thể xảy đến bất thình lình, kéo dài vài phút, hàng giờ, có khi hàng ngày hoặc lâu hơn. Trong cơn máy mắt, bạn có thể tự cảm thấy còn người khác thì nhìn thấy mi mắt bạn bị giật, nhưng đa phần nó không đủ mạnh để người ngoài nhìn thấy khi họ đối diện với bạn. Hầu hết máy mắt không gây hại gì cho bạn, không ảnh hưởng đến thị lực. Tuy nhiên, nếu nó xuất phát từ bệnh lý thần kinh gây co cơ vòng mi nhưng bệnh co rút mi hay co cơ nửa mặt thì phức tạp hơn nhiều. Khi đó, các cơ mắt co mạnh hơn, kéo dài hơn gây cản trở việc nhìn. Các cơ khác ở vùng mặt cũng bị ảnh hưởng tương tự.

Máy mắt thông thường có thể giải quyết bằng chườm nóng, massage và bấm huyệt, nhỏ nước mắt nhân tạo và nghỉ ngơi. Đáng buồn là có những trường hợp không đơn giản như thế. Máy mắt thường nhẹ nhàng, thoáng qua, không gây phiền toái gì lắm. Nhưng khi nó kéo dài bất thường, xuất hiện mau dần thì chúng ta cần những giải pháp tổng thể hoặc đi khám chuyên khoa mắt, thần kinh, có khi là cả hai. Theo bạn miêu tả, hiện tượng máy mắt của bạn có thể do mệt mỏi, do mắt làm việc thái quá. Có vài giải pháp cho tình trạng này. Chẳng hạn bạn hãy ngủ một giấc thật đẫy và lấy lại sức lực, có thể sẽ rũ bỏ được máy mắt. Stress cũng gây ra máy mắt. Nếu bạn loại bỏ được các nguyên nhân gây stress, giảm được stress chúng ta có thể thoát khỏi máy mắt. Hạn chế cà phê, chú ý làm ẩm mắt khi phải làm việc nhiều bằng mắt.

TS. BS. Hoàng Cương

Bong da bàn tay bàn chân

Xin hỏi bác sĩ đó là bệnh gì? Cách khắc phục?

Nguyễn Văn Hùng (nguyenhung@gmail.com)

Bàn tay, bàn chân là nơi thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều yếu tố xung quanh, đặc biệt những người lao động chân tay hay người nội trợ thì bong tróc da tay, chân thường do yếu tố dị ứng với chất tiếp xúc. Tuy nhiên, bong da có thể là bệnh toàn thân như: rối loạn thần kinh thực vật, đổ mồ hôi tay nhiều, dinh dưỡng kém, ăn uống thiếu các vitamin như: vitamin A, vitamin nhóm B, PP. Nhưng đại đa số trường hợp các bong tróc da tay thường không tìm được nguyên nhân.

Về điều trị tình trạng bong da, như trên đã nói, có nhiều nguyên nhân, do vậy, việc đầu tiên bạn cần làm là xác định nguyên nhân gây bong da để phòng tránh. Cụ thể, nếu bản thân có cơ địa dị ứng cần thận trọng khi ăn những thức ăn lạ, thức ăn có chất tanh, hải sản, hạn chế uống bia rượu và tuyệt đối kiêng tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa (dùng găng tay khi phải dọn dẹp nhà cửa hay rửa bát đĩa...); cần giữ cho da luôn sạch, có thể sử dụng các sản phẩm dưỡng da giúp giữ ẩm cho da. Bổ sung các vitamin nhóm B, vitamin A, tốt nhất là từ nguồn thực phẩm tươi sạch hằng ngày, uống nhiều nước cũng là những biện pháp hỗ trợ cho làn da. Nếu da bong nhiều, kéo dài kèm theo ngứa nhiều, chảy nước, nhiễm khuẩn..., cần đến khám tại các cơ sở chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Điều cần chú ý, những người uống nhiều rượu là một trong những nguyên nhân gây thiếu vitamin nên hay gặp bong da, vì vậy, nếu hay uống rượu, cần bỏ rượu. Không những thế, rượu còn gây nhiều chứng bệnh khác như gan nhiễm mỡ, xơ gan...

BS. Vũ Lan Anh

Trẻ bị mẩn ngứa, kiêng ăn gì?

Nguyễn Hải Hà (Lạng Sơn)

Mẩn ngứa là một dạng bệnh ngoài da thường thấy ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Khi mắc bệnh này, trên da trẻ xuất hiện những đám mụn nhỏ màu hồng, ướt và gây ngứa, khiến trẻ rất khó chịu. Bệnh mẩn ngứa có liên quan rất lớn đến chế độ dinh dưỡng và thuốc men. Do đó khi trẻ bị mẩn ngứa, cần chú ý tới chế độ ăn uống của trẻ và phải kiêng kỵ những thực phẩm sau: Chú ý tới các thực phẩm giàu protein, nhất là sữa. Nếu thấy trẻ sau khi uống sữa mẩn nổi nhiều thì phải kiêng sữa, hoặc phải nấu sôi sữa nhiều lần để biến đổi tính chất của protein trong sữa. Không được ăn các thực phẩm béo, cay, nóng và thủy sản trong giai đoạn cấp tính và mạn tính vì các thực phẩm này sẽ làm bệnh nặng hơn, rất dễ chuyển thành mạn tính. Người mẹ cũng phải kiêng các thực phẩm này và kiêng thêm thức ăn có tính kích thích, chua, khó tiêu (nếu đang cho con bú). Không được ăn thức ăn nguội lạnh. Trẻ bị mẩn ngứa do thấp tỳ vị hư nhược, nếu ăn nhiều thức nguội lạnh dễ tổn thương tỳ vị và hàn thấp, từ đó máu lưu thông không tốt, các tà khí như phong, hàn, thấp nhiệt dễ “nổi loạn” trên da thịt, phát thành bệnh. Vì vậy, trẻ bị mẩn ngứa không chỉ phải kiêng ăn thực phẩm nguội lạnh trong thời kỳ phát bệnh, mà phải kiêng cả trong thời gian bệnh đó ổn định, để bệnh không tái phát và nặng hơn.

BS. Cẩm Nga

Mẹo đơn giản cải thiện sức khỏe não

Từ khi chúng ta được sinh ra cho đến khi chết, não liên tục tự điều chỉnh, làm mới chính nó. Hoạt động của chúng ta có thể tác động vào quá trình này. Những hoạt động lành mạnh dưới đây sẽ góp phần khiến não hoạt động hiệu quả hơn.

Tập luyện

Tập thể dục thường xuyên giúp não hoạt động hết khả năng bằng cách khiến cho các tế bào thần kinh nhân lên, tăng cường sự liên kết giữa chúng và tránh cho chúng khỏi bị tổn thương. Tập luyện mang đến hiệu quả bảo vệ não bằng cách tăng cường lưu thông máu tới não và giúp não hoạt động và học tập nhanh hơn.

Uống ít rượu

Điều này có vẻ “lạ” nhưng trên thực tế uống một lượng rượu nhỏ giúp não hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cần đảm bảo chỉ uống lượng nhỏ, nếu không sẽ phản tác dụng.

Kiểm soát đường huyết

Không phải những người bị tiểu đường mới cần kiểm soát lượng đường huyết. Những biến động lớn trong hàm lượng insulin của cơ thể có thể làm chậm phản ứng của não. Mặt khác, nếu hàm lượng insulin thấp cũng ảnh hưởng tới hoạt động não. Vì vậy, cần đảm bảo lượng insulin luôn trong tầm kiểm soát.

Mẹo đơn giản cải thiện sức khỏe não

Giảm xem TV

Nghiên cứu chỉ ra rằng những người xem TV nhiều hơn 2 giờ mỗi ngày dễ bị chẩn đoán mắc dạng nào đó của rối loạn chú ý như ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý). Cách đơn giản nhất để não hoạt động hiệu quả hơn trong trường hợp này là giảm xem TV.

Ăn uống lành mạnh

Nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều thịt tự nhiên, các loại ngũ cốc, hoa quả tươi có chỉ số IQ cao hơn những người ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn. Các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bị phân hủy khi sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, vì vậy nên tránh dùng những loại thực phẩm này.

Ăn nhiều thực phẩm chứa omega-3

Ăn nhiều cá hồi, cá ngừ, quả óc chó và các loại thực phẩm khác giàu axít béo omega-3. Nếu không thích ăn cá, bạn cần bổ sung dầu cá để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Cách này sẽ giúp máu lưu thông tới não và giảm viêm.

Bỏ hút thuốc

Hút thuốc làm trì trệ hoạt động não bằng cách giảm tốc độ và khả năng tư duy. Vì vậy, hãy cố gắng từ bỏ thói quen này càng sớm càng tốt.

BS Tuyết Mai

Theo Boldsky

Cách chọn cam xoàn Việt ngon chuẩn xịnCách chọn cam xoàn Việt ngon chuẩn xịnNhững loại ung thư thường gặp ở phụ nữNhững loại ung thư thường gặp ở phụ nữNhìn móng tay đoán bệnhNhìn móng tay đoán bệnh

(Univadis)

Những con số cần biết để bảo vệ sức khỏe, sống thọ

Bạn cần phải biết những xét nghiệm và những con số dưới đây có thể giúp bạn sống thọ hơn, thậm chí ngăn được những trường hợp đột tử.

Huyết áp

Chỉ số huyết áp tâm thu (trên) và huyết áp tâm trương (dưới) là những con số vô cùng quan trọng mà bạn cần phải nhớ nhằm ngăn ngừa các bệnh tim mạch, đột quỵ, suy thận và giảm thị lực. Cao huyết áp được cho là “sát thủ thầm lặng” bởi vì bạn có thể bị cao huyết áp mà đôi khi bạn không nhận ra. Theo thống kê thì có khoảng 1/3 số bệnh nhân cao huyết áp không quan tâm đến căn bệnh này vì cao huyết áp có thể không có triệu chứng ở một số người. Tuy nhiên, một khi huyết áp quá cao, sẽ xuất hiện các triệu chứng như sau: nhức đầu nghiêm trọng, mệt mõi, lú lẫn, rối lọan thị giác, đau ngực, khó thở, nhịp tim bất thường, máu trong nước tiểu...

Để giám sát huyết áp, những con số cần lưu ý như sau. Đối với huyết áp bình thường thì huyết áp tâm thu (số trên) nhỏ hơn 120mgHg và huyết áp tâm trương (số dưới) nhỏ hơn 80mmHg. Đối với tiền cao huyết áp thì huyết áp tâm thu có giá trị từ 120 - 139mmHg và huyết áp tâm trương có giá trị 80 - 89mmHg.

Những con số cần biết để bảo vệ sức khỏe, sống thọ

Đối với cao huyết áp nghiêm trọng thì có 2 mức. Mức 1 thì áp huyết tâm thu là 140 - 159mmHg và huyết áp tâm trương là 90 - 99mmHg. Mức 2 thì huyết áp tâm thu lớn hơn 160mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn 100mmHg.

Một con số khác cần phải quan tâm là sự khác biệt của áp suất tâm thu khi đo huyết áp ở 2 cánh tay. Những nguyên cứu mới nhất của các nhà nghiên cứu ở châu u cho thấy nếu giá trị huyết áp tâm thu ở 2 cánh tay khác nhau từ 10 - 15mmHg hay hơn thì bạn sẽ có rủi ro mắc các bệnh về tim mạch dù rằng những số đo này có giá trị bình thường.

Vòng bụng

Số đo vòng bụng cũng cũng là một con số ước đoán sức khỏe quan trọng. Nó cho biết khối lượng mở bao quanh bụng cũng như mỡ bao quanh các cơ quan nội tạng. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người có quá nhiều mỡ bụng sẽ có tần suất rủi ro cao các bệnh như đái tháo đường týp 2, cao huyết áp, cao cholesterol và các bệnh về tim mạch.

Những con số cần biết để bảo vệ sức khỏe, sống thọ

Để đo vòng bụng, đơn giản bạn chỉ cần dùng thước dây đo ở vị trí rốn. Theo đánh giá của Viện Tim, Phổi và Huyết học Quốc gia (Hoa Kỳ) thì sức khỏe của bạn có vấn đề nếu vòng bụng của bạn có số đo như sau. Đối với nam: vòng bụng lớn hơn 94cm. Đối với nữ số đo vòng bụng lớn hơn 80cm. Vì vậy cần phải luyện tập hoặc có chế độ ăn uống thích hợp nhằm làm giảm vòng bụng.

Đường huyết

Để đo đường huyết, các thầy thuốc sẽ làm xét nghiệm gọi là xét nghiệm glucose huyết. Glucose trong cơ thể có từ thực phẩm chứa carbohydrate và glucose là một chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể. Tuy nhiên nếu quá nhiều glucose sẽ gây hại cho cơ thể. Glucose được kiểm soát bởi insulin vốn được sản xuất từ tụy tạng. Insulin cho phép đường huyết đi vào tế bào để biến thành năng lượng. Nếu tuyến tụy không tiết đủ insulin để điều hành lượng đường có trong máu. Lúc này bạn sẽ bị đường huyết cao (hyperglycaemic). Triệu chứng của đường huyết cao bao gồm: khát, mệt mỏi, giảm cân, đi tiểu nhiều, rối loạn thị giác...

Nồng độ đường huyết sẽ lên xuống trong ngày. Đối với những người không bị bệnh đái tháo đường thì nồng độ đường huyết thường là 70 - 80mg/dl. Đôi khi cũng có thể xuống khoảng 60mg/dl hoặc tăng lên khoảng 90mg/dl vẫn được xem là bình thường.

Những con số cần biết để bảo vệ sức khỏe, sống thọ

Cách tốt nhất để đo lượng đường trong máu là làm một xét nghiệm sau khi nhịn đói 8 tiếng. Sau đó ăn một bữa ăn rồi chờ 2 tiếng sau đo lại đường huyết

Ở xét nghiệm thứ nhất sau khi nhịn ăn 8 giờ nếu hàm lượng đường huyết lớn hơn 126mg/dl thì được xem là mắc bệnh đái tháo đường. Xét nghiệm thứ 2 là sau khi ăn một bữa ăn và chờ 2 tiếng rồi đo đường huyết, nếu lượng đường huyết sau xét nghiệm này cao hơn 200mg/dl thì được xem bị bệnh đái tháo đường. Những con số này cho thấy rằng cơ thể không sản xuất ra đủ insulin. Đồi với những người có nồng độ đường huyết khỏang 100 - 125mg/dl thì được xem là “tiền đái tháo đường” (prediabetic).

Hiểu được những con số bình thường và bất thường sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe một cách hữu hiệu hơn. Giúp bạn phòng chống bệnh hoặc khi đã có bệnh xảy ra, những con số trên sẽ giúp bạn ổn định hoặc cải thiện tình trạng bệnh.

DS. NGUYỄN BÁ HUY CƯỜNG (Australia)

Viêm họng dẫn đến mất tiếng

Tôi thường xuyên bị đau họng, lần này tôi bị đau đến mất cả tiếng. Xin bác sĩ tư vấn cho tôi biết mất tiếng như vậy là bệnh gì, làm thế nào để chữa bệnh mất tiếng?

Nguyễn Thị Thu (Bắc Giang)

Thanh quản là cơ quan tạo âm trong quá trình phát âm, rối loạn giọng là dấu hiệu thường gặp nhất khi có bệnh lý ở thanh quản biểu hiện bằng khàn tiếng ở các mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Chị bị mất tiếng là một rối loạn giọng nặng, mất tiếng xuất hiện sau khi đau họng có thể do viêm họng sau đó viêm thanh quản làm phù nề, xung huyết dây thanh.

Ảnh minh họa (nguồn Internet).
Tuy nhiên có thể gặp một số bệnh lý khác ở thanh quản gây mất tiếng như liệt dây thanh do nhiễm virus. Để khẳng định chẩn đoán và điều trị chị cần khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Bác sĩ sẽ điều trị theo nguyên nhân đồng thời sẽ tìm nguyên nhân gây đau họng thường xuyên và tư vấn cho chị cách phòng tránh tái phát.

ThS. Nguyễn Hoàng Huy

Xử trí hăm tã ở trẻ sơ sinh

“Thủ phạm” gây hăm tã ở trẻ

Hăm tã là phản ứng của da khi hệ thống bài tiết tại da bị bít kín như đổ mồ hôi nhiều mà không được thông thoáng, nước tiểu đọng lại trong tã bỉm lâu, da bị tổn thương, hăm có thể gây ra mụn nhọt nếu như bé gãi vì ngứa ngáy, da sẽ bị trầy xước, dễ nhiễm khuẩn hoặc có thể nhiễm nấm do ẩm ướt. Hăm tã thường gặp ở trẻ dùng bỉm thường xuyên và tầm từ 3 đến 15 tháng tuổi.

Khi mặc bỉm thường xuyên, da bé bị chà xát vào bỉm gây hăm tã.

Khi mặc bỉm thường xuyên, da bé bị chà xát vào bỉm gây hăm tã.

Nguyên nhân gây hiện tượng hăm tã ở trẻ sơ sinh rất nhiều, nhưng dưới đây là một số “thủ phạm” gây hăm tã phổ biến ở trẻ sơ sinh.

Da bé bị ẩm ướt: Ngay cả những chiếc bỉm có khả năng hút ẩm cao cũng có thể gây ẩm ướt cho vùng da của bé. Nếu trẻ bị ẩm ướt trong thời gian dài, nó sẽ là cơ hội cho vi khuẩn trong phân kết hợp với nước tiểu để gây tình trạng hăm tã. Nếu nhiễm khuẩn nặng hơn thì hăm đã chuyển sang dạng viêm da.

Da bé bị chà xát với bỉm: Da bé bị chà xát vào bỉm cũng là một nguyên nhân gây hăm tã, đặc biệt là với trẻ sơ sinh, da trẻ rất nhạy cảm với hóa chất như hương thơm trong bỉm hay do chất tẩy rửa dùng giặt tã. Da trẻ sơ sinh mỏng manh nên ít có khả năng chống đỡ với chất gây viêm và sẽ dễ bị hăm tã hơn trẻ lớn hơn.

Đồ ăn lạ: Hiện tượng trẻ sơ sinh bị hăm tã do đồ ăn lạ phổ biến nhất là khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Thức ăn mới lạ làm thay đổi thành phần của phân bé khiến cho bé đi đại tiện nhiều hơn bình thường. Vùng da xung quanh hậu môn của bé dễ tấy đỏ và hăm.

Nhiễm nấm: Có trường hợp trẻ hăm tã do nhiễm một loại nấm men hoặc nấm Candida. Nấm Candida rất phổ biến ở trẻ em, có ở mọi nơi trong môi trường. Nó phát triển tốt ở nơi ấm và ẩm, nhất là bên dưới tã lót.

Khi nào cần điều trị?

Khi trẻ bị hăm tã, những dấu hiệu sau thường xuất hiện và có thể thấy bằng mắt thường, đó là: đỏ da ở vùng quấn tã; đỏ da ở xung quang bộ phận sinh dục, kèm theo mùi khai. Vùng da đỏ có thể bắt đầu từ hậu môn của bé sau đó lan dần ra tới mông và đùi, da căng và có lốm đốm đỏ, nếu bội nhiễm thì ở giữa có mủ… Trẻ bị hăm da thường đau lúc đi tiêu, quấy nhiều, thậm chí kém ăn, ít ngủ rất khó chăm sóc.

Nên cho trẻ đi khám chuyên khoa da liễu nhi ngay nếu thấy có các dấu hiệu như: tình trạng hăm xấu hơn, lan rộng hơn và không hết sau 2-3 ngày. Hăm lan tới bụng, tay, lưng, mặt. Trẻ sốt, vùng da bị hăm tấy đỏ, nổi mụn, phồng, loét hoặc vết thương đầy mủ… thì có thể vùng da đó đã bị bội nhiễm hay nhiễm nấm.

Cần điều trị hăm tã đúng cách

Việc điều trị hăm tã cho trẻ còn tùy thuộc tình trạng hăm của trẻ. Hăm ở dạng nhẹ sẽ tự động khỏi không cần điều trị. Nếu được phát hiện sớm và xử lý ngay thì vùng da hăm sẽ nhanh chóng lành lặn. Quan trọng nhất là chú trọng vệ sinh cho bé. Phải rửa sạch vùng kín cho bé ngay sau khi đi vệ sinh bằng nước ấm, thấm khô và thay tã mới. Khi rửa cần nhẹ nhàng, tránh để bé đau và xây xước da thêm. Dùng khăn ướt có thể làm khô da bé, cần cẩn thận chọn loại không cồn và không mùi. Càng hạn chế cho bé dùng bỉm thì càng tốt. Luôn luôn rửa sạch tay trước và sau khi thay tã cho bé.

Trường hợp hăm tã nhẹ, chỉ cần bôi kem chống hăm vào các vết hăm. Làn da bé yêu có cơ chế bảo vệ vô cùng non yếu. Do đó nên lưu ý lựa chọn kem chống hăm có chứa chất dexpanthenol (chất tiền vitamin B5) để duy trì độ ẩm tối đa cho làn da của bé, giúp da nhanh hồi phục mà không làm khô da hay bong vẩy. Loại thuốc chống hăm có chứa lanolin (chiết xuất từ mỡ cừu tự nhiên) cũng rất tốt. Lanolin có cấu tạo lipid gần gũi với chất bã nhờn của người. Lanolin vừa có chức năng tạo “hàng rào bảo vệ” không cho da bé tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng da như nước tiểu, phân mà lại không ngăn cản sự trao đổi khí ở da bé, giúp da bé luôn khỏe mạnh. Loại kem có thành phần là kẽm oxyt hoặc có chiết xuất hydrocarbon cũng phù hợp để chống hăm cho bé, giữ vùng da bị ngứa không dính nước tiểu.

Không nên dùng phấn rôm để rắc vào chỗ hăm vì có thể làm nặng thêm vùng da đang bị tổn thương. Cũng không nên sử dụng các loại kem thoa có chứa corticoid trừ trường hợp được bác sĩ chỉ định và hướng dẫn cách sử dụng.

Nếu bị hăm ở dạng nặng hoặc có mủ, tốt nhất là không bôi kem. Sau khi vệ sinh xong, vệ sinh sạch sẽ cho bé rồi nhúng mông của bé vào chậu nước có pha baking soda (một bát nhỏ baking soda vào một chậu nước). Cách này giúp trung hòa axit trong phân và nước tiểu. Sau đó, lau khô bằng khăn mềm.

Với trường hợp nặng, hăm tã có bội nhiễm hoặc do nhiễm nấm ngày càng nặng hơn thì phải đưa bé đi khám để dùng thuốc. Bác sĩ sẽ căn cứ tình trạng bội nhiễm để kê thuốc cho bé. Có thể bé phải dùng thuốc hạ sốt (nếu bé sốt cao), thuốc kháng sinh đường uống khi bội nhiễm lan rộng, sử dụng dung dịch vệ sinh làm sạch vùng da bị tổn thương, kèm thuốc kháng khuẩn bôi tại chỗ có chứa kháng sinh, corticoid. Trường hợp bội nhiễm theo dạng viêm da thì phải cho bé dùng thuốc theo phác đồ trị viêm da.

Nếu hăm tã có dấu hiệu nhiễm nấm thì phải dùng kem chống nấm. Cha mẹ tuyệt đối không sử dụng nhiều loại kem bôi chống hăm mà không tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nhi vì điều này sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng.

Không dùng chung kem chống hăm cho nhiều bé. Nếu ngón tay bạn đã chạm vào vùng da bé bị hăm thì bạn không dùng lại ngón tay đó để lấy kem trong hũ nữa mà dùng ngón tay khác để lấy thêm kem. Nếu có thể, bạn nên để da bé tiếp xúc với không khí trong khoảng thời gian ngắn sau khi thay bỉm. Việc này sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn và các vết hăm cũng sẽ mau lành hơn.

BS. Hồng Hạnh

Kiểm soát cân nặng phòng thừa cân, béo phì ở trẻ

Trẻ cứ tăng cân đều đều dẫn đến thừa cân từ lúc nào cũng không hay biết. Vì vậy cần kiểm soát cân nặng ở mức “nên có” của trẻ để dự phòng tình trạng thừa cân - béo phì.

Đánh giá cân nặng, chiều cao bình thường của trẻ thế nào?

Điều này rất đơn giản bằng cách sử dụng 2 dụng cụ là cân và thước. Hàng tháng, bà mẹ cân trẻ và đo chiều cao vào một ngày nhất định, trước lúc ăn hoặc sau ăn để có số liệu chính xác (chú ý chỉ mặc quần áo mỏng hoặc trừ quần áo). Với trẻ dưới 24 tháng tuổi đo chiều dài nằm và từ 24 tháng tuổi trở lên đo chiều cao đứng. Cân nặng của trẻ sơ sinh đủ tháng, khoẻ mạnh, lúc mới sinh trung bình khoảng 3.000gam (3kg).

Nếu cân nặng dưới 2.500 gam (2,5kg) thường là trẻ bị thiếu tháng hoặc bị suy dinh dưỡng bào thai (đẻ đủ tháng nhưng cân nặng dưới 2.500 gam). Do vậy, điều quan trọng nhất bà mẹ phải tự nhận thấy con mình đang phát triển bình thường, hay phát triển lệch một trong 2 chỉ số về cân nặng hay chiều cao, từ đó đưa ra chế độ ăn phù hợp với nhu cầu phát triển để dự phòng sớm thừa cân - béo phì.

Thừa cân béo phì ở trẻ ngày càng gia tăng.

Thừa cân béo phì ở trẻ ngày càng gia tăng.

Sự phát triển bình thường về cân nặng của trẻ

Một trẻ khỏe mạnh, phát triển bình thường khi ăn đủ nhu cầu sẽ tăng cân hàng tháng. Ví dụ: Cân nặng của trẻ sơ sinh đủ tháng, khỏe mạnh trung bình khoảng 3.000 gam (3kg); 3 tháng đầu trẻ phát triển rất nhanh tăng cân từ 1.000-1.200g/tháng; 3 tháng tiếp theo tăng cân từ 500-600g/tháng; 6 tháng tiếp theo chỉ tăng cân từ 300-400g/tháng, khi 1 tuổi trẻ nặng gấp 3 lần lúc mới sinh (khoảng 9-10kg). Trẻ từ 2-10 tuổi cân nặng tăng trung bình 2,4 kg/năm và có thể tính cân nặng của trẻ theo công thức sau:

Xn = 9,5 kg + 2,4 kg x ( N-1)

(Trong đó: Xn là cân nặng hiện tại của trẻ (kg); 9,5 là cân nặng của trẻ lúc 1 tuổi; 2,4 là cân nặng tăng trung bình trong 1 năm; N là số tuổi của trẻtính theo năm).

Như vậy, với trẻ 1 tuổi thì cân nặng là:

9,5 kg + 2,4 kg x ( N-1) = 9,5 + 2,4 kg x (1-1) = 9,5kg

Với trẻ 2 tuổi thì cân nặng là:

9,5kg + 2,4kg x (2-1) = 9,5kg + 2,4kg = 11,9kg

Sự phát triển bình thường về chiều cao của trẻ

Chiều dài trung bình của trẻ sơ sinh khoảng 50cm, 3 tháng đầu trẻ tăng từ 3-4,5cm/tháng, 3 tháng tiếp theo tăng từ 2-2,5cm/tháng, 3 tháng tiếp tăng 2cm/tháng, những tháng tiếp theo tăng từ 1-1,5cm. Khi trẻ 1 tuổi có chiều dài gấp 1,5 lần lúc mới sinh (75cm), trẻ 2 tuổi chiều cao là 86-87cm (bằng 1/2 chiều cao người trưởng thành), trẻ 3 tuổi có chiều cao là 95-96cm, trẻ từ 4 - 10 tuổi chiều cao tăng trung bình 6,2cm/năm.

Chiều cao trung bình của trẻ từ 2 tuổi có thể áp dụng công thức sau:

Xc = 95,5 cm + 6,2 cm x (N-3)

(Trong đó: Xc là chiều cao nên có của trẻ (cm); 95,5 là chiều cao của trẻ lúc 3 tuổi; 6,2 là chiều cao tăng trung bình trong 1 năm; N là số tuổi của trẻtính theo năm)

Ví dụ: Chiều cao trung bình của trẻ từ 4 tuổicó thể áp dụng công thức sau:

Xc = 95,5 cm + 6,2 cm x (N-3)

Xc là chiều cao nên có của trẻ (cm)

95,5 là chiều cao của trẻ lúc 3 tuổi

6,2 là chiều cao tăng trung bình trong 1 năm

N là số tuổi của trẻ (tính theo năm)

Ví dụ với trẻ 4 tuổi thì chiều cao là:

95,5 cm + 6,2 cm x (4-3) = 95,5 cm + 6,2 cm x 1 = 101,7 cm

Cách phát hiện sớm trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng ở cộng đồng?

Biện pháp đơn giản để nhận biết được trẻ phát triển bình thường hay có nguy cơ bị suy dinh dưỡng bằng cách theo dõi diễn biến cân nặng và chiều cao bằng biểu đồ phát triển. Sau mỗi lần cân trẻ, số cân nặng của trẻ chấm lên biểu đồ tăng trưởng ta có một điểm tương ứng với tháng tuổi của trẻ, nối điểm cân nặng vừa chấm với điểm cân nặng tháng trước, cứ liên tục như vậy sẽ có được được “Con đường sức khỏe” của trẻ.

- Hàng tháng trẻ tăng cân đều đặn đó là dấu hiệu quan trọng của một đứa trẻ khoẻ mạnh, phát triển bình thường.

- Không tăng cân là dấu hiệu báo động về sức khoẻ và nuôi dưỡng chưa tốt (nguy cơ bị suy dinh dưỡng).

Làm thế nào để phát hiện trẻ béo phì?

Đối với trẻ dưới 5 tuổi:

- Trẻ được coi là đã bị thừa cân khi chỉ số cân nặng theo chiều cao hiện đã vượt quá 2 độ lệch chuẩn (SD) nhưng chưa vượt qúa 3 SD.

- Trẻ bị béo phì khi có chỉ số cân nặng so với chiều cao vượt quá 3 SD.

Đối với trẻ trên 5 tuổi (6-19 tuổi):

- Trẻ coi bị thừa cân khi có BMI theo tuổi vượt quá 2 SD nhưng chưa vượt vượt quá 3 SD (2SD < BMI theo tuổi ≤3 SD);

- Trẻ được coi là béo phì khi BMI theo tuổi vượt quá 3 SD (3 SD < BMI theo tuổi).

Cần chú ý: khi trẻ có BMI theo tuổi đã vượt quá 1 SD và chưa vượt quá 2 SD (1SD <BMI theo tuổi ≤2 SD) là đã có nguy cơ bị thừa cân, nếu trẻ có BMI theo tuổi càng gần về phía 2SD thì nguy cơ càng lớn. Nếu không có biện pháp kịp thời là điều chỉnh chế độ ăn và hoạt động thể lực, trẻ sẽ sớm bị thừa cân và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Để xác định trẻ béo phì, bà mẹ cần phải biết chính xác cân nặng, chiều cao của trẻ, sau đó dựa vào bảng Z-score cân nặng/chiều cao theo tuổi và BMI theo tuổi của Tổ chức Y tế thế giới năm 2006 để đánh giá theo ngưỡng phân loại trên.

Bạn có thể tham khảo bảng phân loại tình trạng của trẻ gái dựa vào BMI vủa WHO-2007, bạn muốn biết chi tiết hay vào trang web của Viện Dinh dưỡng Quốc gia:

http://viendinhduong.vn/FileUpload/Documents/01_bmifa_boys_5_19years.pdf

PH N LOẠI TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG

CỦA TRẺ GÁI 5-19 TUỔI DỰA VÀO BMI (WHO-2007)

Năm:

Tháng

Tháng

-3 SD

-2 SD

-1 SD

TB

-1 SD

2 SD

3 SD

5:01

61

11,8

12,7

13,9

15,2

16,9

18,9

21,3

5:02

62

11,8

12,7

13,9

15,2

16,9

18,9

21,4

5:03

63

11,8

12,7

13,9

15,2

16,9

18,9

21,5

5:04

64

11,8

12,7

13,9

15,2

16,9

18,9

21,5

5:05

65

11,7

12,7

13,9

15,2

16,9

19,0

21,6

5:06

66

11,7

12,7

13,9

15,2

16,9

19,0

21,7

5:07

67

11,7

12,7

13,9

15,2

16,9

19,0

21,7

5:08

68

11,7

12,7

13,9

15,3

17,0

19,1

21,8

5:09

69

11,7

12,7

13,9

15,3

17,0

19,1

21,9

5:10

70

11,7

12,7

13,9

15,3

17,0

19,1

22,0

ThS.BS. Nguyễn Văn Tiến (Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia)

Tiểu không tự chủ

Tiểu bình thường là như thế nào?

Một cơ thể khỏe mạnh bình thường thường có số lần đi tiểu mỗi ngày khoảng 7- 8 lần, ban ngày 7 lần ban đêm 1 lần là hợp lý; mỗi lần khoảng 300ml, tổng không quá 3.000ml/ ngày. Ban đêm có thể đi tiểu 1 lần. Nếu tiểu nhiều lần hơn về đêm có thể là vì trước khi ngủ uống quá nhiều nước. Sau khi uống nước chừng 30 - 45 phút thường đi tiểu một lần. Về cơ bản, quá trình trao đổi chất nước trong cơ thể cần 30 - 45 phút, nhưng khoảng thời gian này có thể linh động phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Một là ăn mặn hoặc nhạt, khi ăn quá mặn, thời gian bài tiết nước tiểu sẽ mất nhiều thời gian hơn, vì muối sẽ làm cho khả năng giữ nước trong cơ thể lâu hơn. Lượng nước tiểu thải ra một ngày khoảng 1.500ml. Mỗi ngày lượng nước tiểu bài tiết là khoảng 1.500 - 3.000ml là bình thường.

Tiểu không tự chủ

Tiểu không tự chủ là gì?

Tiểu không không tự chủ hay tiểu không kiểm soát hiện tượng tiểu són, tiểu ít, tiểu gấp, tiểu không điều khiển được (không theo ý mình) hoặc tiểu nhiều lần gây khó chịu. Tiểu không tự chủ là một dấu hiệu hay triệu chứng của rối loạn chức năng đường tiểu chứ không phải là một bệnh.

Sau khi uống nước chừng 30 – 45 phút thường đi tiểu một lần

Nguyên nhân

Chứng tiểu không tự chủ có nhiều nguyên nhân tại bàng quang, tại cơ thắt (bàng quang, niệu đạo) gọi là hoạt động quá mức của cơ bức niệu gặp ở NCT. Hoạt động quá mức của cơ bức niệu làm cho sự co bóp của bàng quang không thể ức chế được, dẫn đến tiểu tiện không tự chủ, nước tiểu thoát ra ngoài. Đây là nguyên nhân hay gặp nhất về tiểu tiện không tự chủ ở NCT(chiếm khoảng 2 phần 3 trường hợp). Hoạt động quá mức của cơ bức niệu có thể do có sỏi bàng quang hoặc khối u, nên có thể có rối loạn ở tầng sinh môn, trên xương mu, đái ra máu kèm theo tiểu tiện không tự chủ. Bên cạnh đó có một số nguyên nhân hay gặp nhất là do trạng thái tâm thần, thần kinh không ổn định (hay gặp nhất là stress, đặc biệt là nữ giới hoặc do mê sảng, bồn chồn, lo lắng một vấm đề gì đó), rối loạn giấc ngủ hoặc do bất thường điều gì đó (viêm nhiễm, do dùng một loại thuốc nào đó, ví dụ thuốc lợi tiểu…) ở đường tiểu (thận, bàng quang, niệu đạo) hoặc do hạn chế vận động (lười, bị liệt, tuổi cao sức yếu…) hoặc do ảnh hưởng của ghế ngồi… Tiểu không tự chủ có thể do rối loạn cố định ở bàng quang như: tăng hoặc giảm hoạt động của cơ bàng quang, cơ cổ bàng quang hoặc do giãn bàng quang hoặc dị dạng bàng quang bẩm sinh hoặc bệnh ở đường tiết niệu (viêm, sỏi, u…). Ở nữ giới có tuổi, tiểu không tự chủ có thể có sự kết hợp giữa viêm teo âm đạo và viêm teo niệu đạo. Ở những vị trí đó, niêm mạc bị mòn, co giãn mao mạch, viêm. Mặt khác ở phụ nữ cao tuổi khi bị viêm niệu đạo thường lan đến tam giác bàng quang gây tiểu tiện không tự chủ. Ngoài ra, tiểu không tự chủ có thể do mắc một số bệnh về tiền liệt tuyến ở nam giới (viêm, tăng sinh lành tính, u hoặc ung thư…), bệnh đái tháo đường (đái nhiều, khát nhiều nên uống nhiều, càng uống nhiều nước càng đái nhiều), bệnh suy tim… hoặc do bệnh béo phì. Béo phì là do sự gia tăng cân nặng làm tăng sức chèn ép tới bàng quang từ đó làm tăng nguy cơ tiểu không kiểm soát, đó cũng là phân tích đưa ra từ nhiều chuyên gia lý giải cho hiện tượng tiểu không kiểm soát ở người bệnh béo phì.

Biểu hiện

Ở phương Tây, tỉ lệ mắc chứng tiểu không tự chủ, khoảng 35% ở phụ nữ lớn tuổi vào và 22% nam giới lớn tuổi và tỉ lệ bệnh tăng cao ở các nhà dưỡng lão có thể lên đến 60%. Ở Việt Nam chưa có số liệu chính thức về chứng bệnh này. Chứng tiểu không tự chủ thay đổi theo mức độ nghiêm trọng từ hiện tượng chảy một ít nước tiểu khi có gia tăng áp lực ổ bụng khi gắng sức (ho, rặn…) tới mức độ són tiểu liên tục, đến nặng hơn là tiểu không kiểm soát (không tự chủ) và có thể có kèm theo đại tiện không tự chủ. Thông thường tiểu không tự chủ hay gặp là tiểu són, tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, mỗi lần nước tiểu ít, ra không hết, sau khi đi tiểu nước tiểu còn són ra, thậm chí đái dầm, cần mặc quần có loại vải không thấm và luôn thay quần.

Tiểu không tự chủ

Biến chứng

NCT tiểu tiện không tự chủ gây nhiều phiền toái cho ngay cả người bệnh và cả người chăm sóc. Bên cạnh đó, tiểu tiện không tự chủ có thể gây nên nhiễm trùng đường tiết niệu do nước tiểu ứ đọng trong bàng quang. Trước tiên là gây nhiễm trùng bàng quang, dần dần gây viêm ngược dòng lên thận làm viêm dài bể thận, ứ mủ nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể bị suy thận.

Nguyên tắc điều trị tiểu tiện không tự chủ

Trước hết, nên được khám bệnh một cách toàn diện để xác định nguyên nhân, trên cơ sở đó cần điều trị nguyên nhân triệt để dưới sự chỉ định của bác sĩ khám chưã bệnh. Với NCT, cần lưu ý đến trạng thái tâm thần, nhất là strees, rối loạn giấc ngủ. Khi NCT tiểu không tự chủ quá nặng (đái dầm) cần được mặc các loại quần bằng vải không thấm nước và luôn được thay, rửa sạch, lau khô da vùng bẹn, mông. Bởi vì, da ở vùng này rất dễ bị loét do vậy khi đái dầm có thể bị nhiễm trùng. Ngoài sự giúp đỡ người bệnh, không nên la mắng họ, bởi vì NCTrất dễ tủi thân và nên giải thích cho họ biết, đó là bệnh không phải do họ gây ra để họ không xấu hổ.

Lời khuyên của thầy thuốcĐể hạn chế mắc chứng tiểu không tự chủ, NCT nên có cuộc sống bình an, không lo lắng suy nghĩ về những việc đã qua trong cuộc sống, không quá lo lắng về một số bệnh tật của mình. Để làm tốt các việc đó, NCT nên vận động cơ thể hàng ngày theo các bài tập phù hợp với NCT hoặc đi bộ ngày 60 phút chia làm 2 lần. Hàng ngày nên tăng cường hoạt động về mặt tinh thần như xem vô tuyến, đọc sách báo hoặc viết sách, báo (nếu có điều kiện), tham gia câu lạc bộ NCT. Bên cạnh đó, nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý với NCT, không nên uống rượu, bia, không hút thuốc. Buổi tối hạn chế uống nước, không uống cà phê, trà đặc bởi sẽ gây rối loạn giấc ngủ.

BS. NGUYỄN VĂN BÌNH

Viêm thanh quản ở trẻ nhỏ

Khi dây thanh âm bị kích thích dẫn đến sưng phồng, giọng nói của trẻ trở nên khàn khàn và khó nghe hơn thường lệ, đó là bệnh viêm thanh quản. Nguyên nhân do trẻ la hét quá nhiều làm cho dây thanh âm bị kích thích. Đôi khi, trẻ hát quá lớn cũng dễ mắc bệnh. Triệu chứng thông thường là giọng nói trở nên khàn đặc hoặc khô khốc, có khi bị tắt tiếng hoặc cố gắng nói nhưng không nói được mà chỉ phát ra những âm thanh the thé, khó nghe.

Cũng có trường hợp bệnh do bao tử gây nên, nguyên nhân vì thỉnh thoảng lượng acid có trong bao tử có tác dụng làm tiêu hóa thức ăn bị trào ngược lên ống dẫn thức ăn, làm cho dây thanh âm bị kích thích. Sự dị ứng hoặc khói thuốc lá cũng gây kích thích dây thanh âm. Nói chung, nhiễm trùng từ vi khuẩn chính là nguyên nhân chính gây viêm phế quản ở trẻ, lẫn người lớn. Đôi khi, dây thanh âm bị nhiễm trùng cùng loại vi khuẩn thường gây bệnh sổ mũi và cảm cúm ở trẻ. Đó cũng là lý do khi trẻ bị cúm hoặc ho nhiều giọng nói cũng trở nên khó nghe hơn. Để bảo vệ thanh quản:

- Không cho trẻ la hét quá lớn trong khi vui chơi để tránh làm trẻ khàn giọng.

- Không cho trẻ tiếp xúc nhiều với hệ thống máy giữ độ ẩm không khí, vì dễ làm cho cuống họng bị khô.

- Tránh để trẻ tiếp xúc với môi trường có khói, bụi, thuốc lá…

- Cách ly trẻ với người bệnh để tránh lây lan.

- Dạy trẻ che miệng khi ho, hắt hơi, nhảy mũi và không khạc nhổ bừa bãi.

- Nếu viêm phế quản do virút gây nên, cần cho trẻ đến khám bác sĩ để được nhỏ thuốc. Trường hợp này, trẻ cần hạn chế nói chuyện để tránh làm đau rát cuống họng, thay vào đó hãy hướng dẫn cho trẻ cách ra dấu để diễn đạt khi muốn nói chuyện hoặc viết, vẽ ra giấy. Nếu do bao tử, bác sĩ sẽ kê thuốc, khuyến khích thay đổi cách ăn uống để loại trừ một thức ăn có thể làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.

(Theo Kids Laryngitis Disease)

ĐỖ QUYÊN