Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Trứng cá tuổi vị thành niên

Nguyễn Thị Lan (Hòa Bình)

Tuổi vị thành niên, cùng với sự phát triển nhanh về cơ thể, các tuyến mồ hôi và tuyết bã ở các em cũng phát triển và bài tiết mạnh hơn. Khi các tuyến này chế tiết nhiều, lỗ tuyến thông thành một nhân nhỏ nằm dưới da, cứng lại thành mụn trứng cá. Mụn trứng cá đều gặp ở các em trai cũng như gái nhưng các em gái bị nhiều hơn và thường được quan tâm đến nhiều hơn. Mụn trứng cá có thể ở trên da mặt, hay gặp nhất ở trán, má, cằm; đôi khi ở vai, lưng, ngực nhưng không thấy ở các chi hoặc vùng thắt lưng.

Nếu cháu nhà chị bị nhiều mụn và có hiện tượng nhiễm khuẩn, chị cần lưu ý nhắc nhở cháu: Tuyệt đối không tự nặn mụn. Việc lấy nhân mụn hay tiểu phẫu rạch mụn thoát mủ phải được thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu; Tránh dùng các loại thuốc uống, thuốc bôi trị mụn có chất corticoid; các loại kem trộn tự pha chế vì có thể làm mụn phát triển nhiều thêm sau giai đoạn tạm lui bệnh lúc đầu.

Khi đang bị mụn không dùng các loại sữa rửa mặt, mỹ phẩm... vì có thể làm da mặt bị kích thích tăng sinh mụn; Nên kiêng các thức ăn ngọt, béo, nhiều gia vị. Uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, tránh táo bón…

Tóm lại, chị cần hiểu rõ về bệnh lý này để hướng dẫn cháu vệ sinh và phòng bệnh đúng cách. Nếu mụn nổi nhiều, viêm nhiễm, mưng mủ, chị cần đưa cháu đến chuyên khoa da liễu để được tư vấn và điều trị.

BS. Hưng Long

0 nhận xét:

Đăng nhận xét